Theo như lời khuyên của các chuyên gia điện lạnh thì đối với máy lạnh (điều hòa) chúng ta nên vệ sinh bảo trì thiết bị sau khoảng 3-4 tháng sử dụng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên dàn lạnh
Máy lạnh bám quá nhiều bụi bẩn hoặc có thời gian sử dụng quá lâu nhưng không được vệ sinh bảo trì có thể đem đến cho bạn những rủi ro sau:
CẢM – HO – SỐT SUỐT NGÀY
– Những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp do bụi bẩn được thổi ra từ máy lạnh, tất nhiên nếu như nhà có trẻ nhỏ và người lớn tuổi thì điều này ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe, vì 2 đối tượng này thường có sức đề kháng rất thấp.
TRẢ TIỀN ĐIỆN MỆT NGHĨ
Trong máy lạnh có một linh kiện trên là cảm biến nhiệt độ, khi độ lạnh trong phòng đạt đến nhiệt độ nhất định thì cảm biến nhiệt độ sẽ tự động chuyển máy lạnh qua chế độ nghĩ, đây là chức năng tiết kiệm điện được tích hợp trên máy lạnh
Nếu như bụi bẩn bám trên dàn lạnh khiến cho hơi lạnh không thổi ra ngoài được, độ lạnh của phòng không thể đạt được nhiệt độ cài trên remote thì cảm biến nhiệt trên máy lạnh sẽ không hoạt động, điều này làm cho máy lạnh hoạt động liên tục không nghĩ, là một nguyên nhân chính khiến cho hóa đơn tiền điện tăng cao
CƠ HỘI THAY NỘI THẤT LIÊN TỤC
Hơi lạnh được thổi ra ngoài từ dàn lạnh, trong trường hợp bụi bẩn bám dày đặc trên lưới lọc khiến cho hơi lạnh bị cản trở lưu thông, không thể thổi ra ngoài được, lâu ngày đọng lại thành giọt nước ứ đọng và chảy xuống sàn nhà
Nếu như bên dưới máy lạnh có những thiết bị điện tử đắt tiền như tivi, máy vi tính, máy in, sàn nhà bằng gỗ…thì họa vô đơn chí
CHƯA HẾT BẢO HÀNH MÀ MÁY ĐÃ HƯ
Trong trường hợp máy lạnh mới lắp đặt, không ai có thể bảo đảm rằng việc lắp đặt thiết bị luôn là chính xác và đúng kỹ thuật ( ngoại trừ trường hợp đơn vị lắp đặt máy lạnh là những đơn vị lớn có uy tín và đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp )
Do đó khoảng thời gian 3-4 tháng để bảo trì máy lạnh định kỳ là hợp lý nhất vì khi đó bạn có thể kịp thời phát hiện ra những hư hỏng hoặc các vấn đề liên quan đến rò rỉ gas trên máy lạnh để kịp thời xử lý.
NÊN CÓ THÓI QUEN VỆ SINH MÁY LẠNH ĐỊNH KỲ
Cũng giống như xe máy chạy lâu ngày cũng cần được thay nhớt để giúp cho máy móc hoạt động được tốt hơn, không bị mài mòn và nóng máy dẫn đến những hư hỏng phức tạp
Máy lạnh cũng vậy, nếu như bạn không bảo trì định kỳ thì máy cũng vẫn hoạt động bình thường nhưng những rủi ro tiềm ẩn có thể ập đến bất cứ lúc nào, và khi đó chi phí khắc phục những rủi ro này lại khá cao
15 PHÚT TỰ TAY VỆ SINH CÁC LƯỚI LỌC TRÊN MÁY LẠNH
Trên mạng hiện nay có rất nhiều bài viết hướng dẫn vệ sinh máy lạnh tại nhà, tuy nhiên có phần hơi khó khăn tý xíu là những bài hướng dẫn đó lại dành cho thợ hoặc dân trong nghề, chứ người dân bình thường thì lại không thể áp dụng được vì
- Đồ nghề chuyên dụng để vệ sinh máy lạnh ( không phải ai cũng có )
- Trong quá trình vệ sinh nếu xịt rửa không cẩn thận có thể làm cho nước văng vào board máy dẫn đến hư hỏng, chập điện, cháy nổ khi khởi động
Do đó trong trường hợp nếu như bạn tự tay làm vệ sinh máy lạnh tại nhà nhưng không có tay nghề chuyên môn tốt nhất chỉ nên vệ sinh lưới lọc và lau chùi dàn lạnh. Hạn chế dùng vòi xịt rửa trực tiếp vào dàn lạnh để tránh hư hỏng phức tạp ngoài ý muốn
– Ngắt hết nguồn điện cung cấp cho máy lạnh để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh
– Dùng tay ấn nhẹ vào các chốt để tháo gỡ bộ lọc không khí trong máy lạnh, sau đó đem ngâm trong một chậu nước lớn và dùng miếng rửa chén cọ rửa bộ lọc, để thật khô nước.
– Bên ngoài cánh quạt và lốc máy là hệ thống bảo vệ, tuy thưa nhưng cũng cần được làm sạch thường xuyên để loại bỏ vật cản. Nếu có thể, các bạn mua bình xịt Coil Cleaner (một loại chất lỏng chứa kiềm được điều chế riêng cho việc tẩy rửa nhanh các lá nhôm tản nhiệt), xịt nhẹ vào các khe giữa lá kim loại, tránh xịt vào bo mạch điện tử của máy lạnh. Sau khi xịt xong, bạn để yên cho các chất tẩy rửa ấy phát huy tác dụng, trong khoảng 10 đến 20 phút, rồi lau lại các lưỡi quay bằng khăn ẩm.
– Dùng khăn khô lau thật khô các bộ phận có thể lau, lấy lưới lọc đã ráo nước và nắp che của máy lạnh lắp lại chỗ cũ, sau đó lau sạch toàn bộ phía ngoài.
– Bật lại máy lạnh, để phần nước còn lại chảy ra ngoài. Khi đã xác định máy chạy êm, không có tiếng động lạ thì bạn đã hoàn thành công việc vệ sinh máy lạnh tại nhà cực kỳ đơn giản
Chỉ với vài bước đơn giản này là bạn có thể tự vệ sinh máy lạnh tại nhà và không cần thợ rồi. Bạn đừng lười nhé, nếu không muốn máy lạnh dùng chưa bao lâu đã bị “lên đường”.
DÀN NÓNG CÓ CẦN VỆ SINH KHÔNG
Nếu như dàn nóng của bạn đặt ở vị trí thấp, bên trong khu vực có mái che thì tốt nhất bạn nên vệ sinh dàn nóng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn bám trên cánh quạt dàn nóng giúp cho thiết bị tỏa nhiệt được tốt hơn
Vệ sinh dàn nóng cũng không quá nhiều phức tạp, bạn dùng vòi xịt rửa xe để xịt trực tiếp vào dàn nóng và các cánh quạt để làm sạch dàn nóng
Trong trường hợp dàn nóng để trên sân thượng hoặc ngoài trời thì bạn không cần phải vệ sinh vì cục nóng được thiết kế ra để đặt ngoài trời, trời mưa sẽ giúp bạn làm sạch cục nóng định kỳ nên bạn cũng không cần phải lo lắng
NẾU KHÔNG CÓ NHIỀU THỜI GIAN HÃY DÙNG DỊCH VỤ TRỌN GÓI
Nếu như bạn quá bận và không có nhiều thời gian để vệ sinh máy lạnh bạn có thể liên hệ với chúng tôi để sử dụng dịch vụ bảo trì vệ sinh máy lạnh trọn gói chỉ 200.000 VNĐ bao gồm các hạng mục sau
- Vệ sinh xịt rửa dàn nóng và dàn lạnh
- Xử lý ống nghẹt – khắc phục chảy nước
- Xử lý máy lạnh yếu lạn, đo gas và châm thêm gas
- Kiễm tra và thông báo cho khách hàng những sự cố trên máy lạnh ( nếu có )
- Chế độ bảo hành 1 tháng nếu máy lạnh bị chảy nước và các lỗi do vệ sinh gây ra
Tất cả sẽ được tính trọn gói không tốn thêm bất kỳ chi phí phát sinh nào, giúp cho khách hàng an tâm và hài lòng tuyệt đối khi sử dụng dịch vụ